Bước tiến dồn dập của chương trình phát triển J-20 cùng với sự chậm chạp của chương trình F-35 khiến Mỹ lo ngại, chiến đấu cơ Trung Quốc sẽ làm chủ bầu trời châu Á - Thái Bình Dương. Liệu còn một mẫu J-20 thứ ba? Dựa trên các yếu tố về ánh sáng, phản quan của một bức ảnh thì dường như có một chiếc J-20 mang số hiệu 2003. Các cơ quan truyền thông phương Tây trước đây cho rằng J-20 chỉ là một mẫu thử nghiệm kĩ thuật, Trung Quốc còn phải rất lâu nữa mới có thể chế tạo máy bay tiêm kích thế hệ năm. Tuy nhiên nếu mẫu thử thứ ba có thật thì có thể nhận định trên là sai lầm. J-20 là một hạng mục quan trọng trong “Đề án 718”, như vậy có thể dự đoán rằng trong tương lai, không chỉ có ba mà sẽ là càng ngày càng nhiều J-20 xuất hiện. Một số nguồn tin đồn đoán trên mạng Trung Quốc rằng, mẫu J-20 thứ ba có thể là bản thử nghiệm điện tử và vũ khí, gồm hệ thống chỉ huy điều khiển tác chiến do chính Trung Quốc sản xuất với trung tâm là radar mảng pha quét điện tử chủ động cùng loại với radar của F-35. Tốc độ phát triển máy bay thế hệ năm của Trung Quốc đã vượt xa dự đoán của các chuyên gia phương Tây? Việc phát triển J-20 song song với hai loại máy bay khác chính là bản thu nhỏ cho thấy sự phát triển của công nghiệp hàng không Trung Quốc. Họ cùng với Nga và Mỹ đang cùng nhau phát triển máy bay tiêm kích thế hệ thứ năm. F-35 cảm nhận hơi thở của J-20? Một bên là J-20 đang được tăng cường việc thử nghiệm, bên kia là Mỹ với các rắc rối vận hành của F-22 và hàng loạt những vấn đề tranh cãi về dự án F-35. Ngoài ra, công nhân ở Lockheed Martin đang đình công và không biết bao giờ mới kết thúc cũng ảnh hưởng tới tiến độ của dự án. Theo truyền thông Trung Quốc, có thể Mỹ đã bắt đầu cảm thấy có áp lực vì có người đuổi sát theo sau. Đối với vấn đề phát triển máy bay tàng hình thế hệ mới của Trung Quốc, một số nguồn tin từ lực lượng tình báo Hải quân Mỹ tiết lộ, Trung Quốc đang tích cực phát triển các kĩ thuật tối tân cho dòng tiêm kích đời mới (bao gồm radar, động cơ, vũ khí) Theo tiết lộ này, thiết kế của J-20 là nhằm vào hai đối thử trực tiếp là F-22 và F-35. Dựa và hình ảnh các mẫu thử nghiệm, đã có một số ý kiến so sánh về khả năng chiến đấu của J-20 với các tiêm kích thế hệ năm của Mỹ. Hình dáng bên ngoài của J-20 có tỉ lệ bề mặt thấp, các giá treo vũ khí và bình dầu phụ cũng hoàn toàn không có, giống hệt nguyên lí tàng hình mà F-22 và F-35 đang sử dụng. Matthew Buckley – phi công của Hải quân Mỹ nói rằng: “Chúng ta có thể thấy J-20 sử dụng những thiết kế phục vụ cho việc tàng hình, để so sánh, có thể hình dung rằng F-15 và F-18, hai máy bay tiêm kích phổ biến trong Quân đội Mỹ đứng trước radar sẽ giống như một cỗ xe ngựa 18 bánh” . Chuyên gia Richard Fisher của trung tâm bình luận chiến lược quốc tế Mỹ phỏng đoán, động cơ nội địa mà Trung Quốc trang bị cho J-20 trong tương lai có thể có lực đẩy từ 15-18 tấn, nghĩa là vượt qua động cơ của F-22 và F-35. “Dựa trên những thông tin mà chúng tôi có được, về mặt này J-20 có ưu thế hơn F-22, thậm chí có thể đoán định là mạnh hơn hẳn F-35," ông Fisher nói. Tuy nhiên theo các đánh giá khác, khả năng siêu hành trình của J-20 có thể không tốt bằng F-22, nhưng J-20 được đoán là mang nhiều vũ khí hơn. Vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề Với những dự đoán lạc quan như trên, nhưng Trung Quốc vẫn còn rất nhiều việc phải đối phó: - Thứ nhất, về công nghệ radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) mà nói, khoảng cách giữa Mỹ và Trung Quốc là rất xa. Radar của F-35 có khoảng hơn 1.000 phần tử thu phát, con số này ở radar AESA của F-22 là hơn 1500. Vì thế, có thể nói nếu muốn chiếm ưu thế trên không trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong tương lai, Trung Quốc phải có được một radar AESA với ít nhất là 1000 phần tử thu phát. - Thứ hai, ngay cả khi các nước khác vẫn chưa có được tiêm kích thế hệ năm, người Mỹ đã loại bỏ F-117 ra khỏi biên chế của mình. Hay nói cách khác, khả năng tàng hình của tiêm kích thế hệ năm của Mỹ đã vượt rất xa các quốc gia khác. Điều này hoàn toàn ngược lại với việc truyền thông Trung Quốc tung hô rằng nước này sẽ đuổi kịp khoảng cách công nghệ với Mỹ trong thời gian ngắn. - Thứ ba, tiêm kích thế hệ năm của Mỹ từ khi thử nghiệm đến khi đưa vào sản xuất hàng loạt gặp phải rất nhiều thách thức, hơn nữa, hệ thống hàng không điện tử của tiêm kích Trung Quốc lạc hậu rất xa so với Mỹ. Việc thiết kế một loại máy bay tiêm kích thế hệ mới đòi hỏi một quy trình làm việc cực kì phức tạp và to lớn, có những vấn đề không thể nào giải quyết trong một sớm một chiều được. Theo các mạng quân sự của Trung Quốc, trong tương lai, việc trở thành thủ lĩnh trên bầu trời châu Á - Thái Bình Dương của J-20 nhiều khả năng có thể trở thành hiện thực, vì hiện nay trong khu vực chỉ có Nhật Bản đang sản xuất tiêm kích thế hệ năm ATD-X cho riêng mình. Tuy nhiên, ATD-X mặc dù có hình dáng bên ngoài tương đối giống F-22 nhưng nếu xem xét kĩ lưỡng, có thể nhận thấy do những hạn chế về hình dạng nên số lượng vũ khí mang theo bị hạn chế rất nhiều, ngoài ra vấn đề khí thải động cơ cũng chưa được giải quyết triệt để, xét về khả năng tác chiến đường không, khả năng tàng hình… đều không thể so sánh được với J-20. Vì thế, Nhật Bản đang muốn mua F-35 từ Mỹ, ngoài ra, còn có Hàn Quốc, Austraulia, Singapore cũng muốn loại máy bay này, một vòng kim cô tiêm kích thế hệ năm đang siết chặt Trung Quốc, chúng ta cùng chờ xem liệu J-20 có phá vỡ được thế kiềm tỏa này hay không? |
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 Response to ">> Bước tiến mới của J-20 Trung Quốc"
Đăng nhận xét