Theo thông tin được đăng tải trên tuần báo quân sự Jane's Defence, Chính phủ Myanmar đã quyết định trích 20,8% ngân sách quốc gia năm tài khóa 2013-2014 cho chi tiêu quốc phòng, tương đương khoảng 2 tỷ USD. >> Singapore: Đại gia vũ khí Đông Nam Á Quân đội Myanmar. Ảnh minh họa Quân đội Philippines. Ảnh Internet Tàu sân bay Chakri Naruebet của hải quân Thái Lan Chiến hạm lớp Sigma Frigate loại nhẹ (kiểu 9113) của Indonesia Tàu tuần tra lớp Kedah của Malaysia Khinh hạm tàng hình lớp La Fayette của Singapore do Pháp chế tạo Khoản ngân sách quốc trên đã được Quốc hội Myanmar hôm 19/2 thông qua và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/4. Theo đánh giá của các chuyên gia, tỷ lệ cân đối giữa chi tiêu quốc phòng trên GDP của Myanmar năm 2013-2014 đã giảm so với cùng kỳ năm 2011-2012. Tuy nhiên, ngân sách quốc phòng của Myanmar sẽ được bổ sung thông qua nguồn tài chính từ các doanh nghiệp quân đội làm kinh tế nhờ quy chế về Quỹ quốc phòng đặc biệt. Tháng 3/2011, Quốc hội Myanmar đã thông qua đạo luật về Quỹ quốc phòng đặc biệt. Theo đó, quân đội có thể sử dụng trực tiếp nguồn tài chính từ quỹ này mà không chịu sự giám sát của Quốc hội. Nguồn thu của Quỹ Quốc phòng đặc biệt có được chủ yếu từ việc khai thác khoáng sản, nhất là các mỏ khí đốt tự nhiên. Dự kiến, tăng trưởng GDP của Myanmar từ 59 tỷ USD năm 2013 sẽ tăng lên tới 77 tỷ USD vào năm 2017, với tỷ lệ tăng trưởng hằng năm đạt khoảng 7%. Điều này có được là nhờ Myanmar tập trung phát triển khai thác các mỏ khí tự nhiên lớn của nước này. Hiện, Phương Tây vẫn đang duy trì lệnh cấm vận vũ khí với Myanmar, vì vậy quốc gia Đông Nam Á này trong vài năm qua nhập khẩu vũ khí chủ yếu từ Nga và Trung Quốc. Đáng chú ý là các hợp đồng mua 20 chiến đấu cơ Mig-29 năm 2009 với Nga và 60 máy bay huấn luyện K-8 Karakorum với Trung Quốc. Không chỉ riêng Myanmar quyết định tăng ngân sách quốc phòng trong năm tài khóa 2013–2014, mới đây Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế tại Luân Đôn (IISS) đã công bố bảng thống kê thường niên về chi phí quốc phòng của các nước trong khu vực Đông Nam Á. Theo đó, Singapore, Thái Lan và Indonesia nằm trong số 10 nước châu Á chi cho quốc phòng nhiều nhất. Trong giai đoạn 2010-2011, ngân sách quốc phòng của Thái Lan và Indonesia tăng trên dưới 5%. Con số này tại Trung Quốc là 6,8%. Dự phòng cho năm 2013, ngân sách quốc phòng của Indonesia có thể tăng đến 18%, đạt mức 8,1 tỷ USD. Philippines cũng tăng tốc: năm 2013, ngân sách quốc phòng nước này có thể lên đến 2,8 tỷ đô la, tăng 12,5% so với năm 2012. Hồi tháng 12.2012, Philippines đã thông qua một luật mới về hiện đại hóa quân đội trong 15 năm tới, trong đó ưu tiên dành cho hải quân và không quân. Theo một chuyên gia về Đông Nam Á, một trong những ngòi nổ khiến Philippines phải tăng nhanh ngân sách quốc phòng, đó chính là cuộc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Chuyên gia này cho biết thêm, trong năm năm tới, Phlippines dự định tậu thêm nhiều khí tài, trong đó đáng chú ý là 12 máy bay chiến đấu, một tàu khu trục. Trong bối cảnh đó, các cường quốc bắt đầu tăng cường chính sách hướng về khu vực châu Á Thái Bình Dương. Ngoài Mỹ, Úc cũng đã khẳng định chính sách hướng đông của mình. Một quan chức lãnh đạo quân đội Úc cho biết, quân đội nước này sẽ rút khỏi Afghanistan, khu vực đảo Salomon và Đông Timor, và dự định sẽ tăng cường hợp tác với Indonesia, Việt Nam và Thái Lan. Trang phân tích địa chính trị của nhật báo Le Monde cảnh báo: Khu vực biển biển Đông là một tuyến đường huyết mạch của giao thương hàng hải thế giới, vì thế, sự có mặt ngày càng nhiều của các tàu ngầm trong khu vực này làm tăng thêm căng thẳng trong khu vực vốn đã có nhiều căng thẳng. |
Home » Khu vực Đông Nam Á »
Ngân sách quốc phòng
» >> Các quốc gia Đông Nam Á gia tăng ngân sách quốc phòng
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 Response to ">> Các quốc gia Đông Nam Á gia tăng ngân sách quốc phòng"
Đăng nhận xét