Giữ Trường Sa bằng tiêm kích, tàu ngầm hay tên lửa tầm xa? Câu trả lời của Đại tướng Phạm Văn Trà là bằng con người. Bờ mạnh, biển mới vững. >> 7 vũ khí sát thủ của Quân đội Việt Nam >> Sức mạnh 'lá chắn thép' Bastion trấn giữ biển Đông Tiêm kích Su-27 Ngày 15/6/2012, Trung đoàn KQ 940, Sư đoàn 372, đưa máy bay chiến đấu Su-27 từ căn cứ miền Trung ra tuần tiễu, bảo vệ Trường Sa, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc. Trao đổi kinh nghiệm trước giờ xuất kích Kiểm tra các thông số an toàn trước giờ bay Su-27 xuất kích Tiêm kích đánh chặn Su-27 hùng dũng lướt trên vùng trời tổ quốc Cùng với Su-27 và Su-30, để bảo vệ chủ quyền biển đảo, quân đội Việt Nam còn có tên lửa S-300PMU1, Yakhont, tương lai là BrahMos… quan trọng nhất trong số tên lửa Việt Nam hiện có là loại tên lửa được Liên Xô bán cho Việt Nam và nó đã tồn tại trong biên chế của quân đội nhân dân Việt Nam từ lâu. Hình ảnh tên lửa chống hạm hạng nặng của Việt Nam được trang bị cho tàu chiến Molniya thuộc dự án 1241. Những chiếc tàu chiến này của Việt Nam có khả năng mang 4 tên lửa chống hạm loại này. Trong khi tên lửa của Nga có thể trang bị cho tàu ngầm, tàu chiến thì tên lửa Shaddock của Việt Nam chỉ có thể phóng ở bệ phóng xe tải từ đất liền nhưng với tầm bắn là khoảng 550km thì có thể nói tên lửa Shaddock của Việt Nam có khả năng kiểm soát được toàn bộ chủ quyền biển đảo trên biển Đông. Việt Nam là 1 trong 32 quốc gia/vùng lãnh thổ trên thế giới có trang bị tên lửa đạn đạo. Trong 32 quốc gia đó có 15 quốc gia dùng tên lửa đi mua, 17 quốc gia nghiên cứu chế tạo hoặc biên chế tên lửa do nước mình tự sản xuất, trong đó có Việt Nam Hiện nay Việt Nam đã tự mình sản xuất được loại tên lửa này chiều dài tên lửa 11,7 m; nặng 4,8 tấn; đường kính 880 mm; sải cánh dài 2,6 m; tốc độ gấp 2,5 tốc độ âm thanh; tầm bắn xa nhất là 550 km. Tuy đã có trong biên chế của quân đội nhân dân Việt Nam từ rất lâu, nhưng loại tên lửa này vẫn giữ vai trò khá quan trọng trong lực lượng tên lửa của Việt Nam. Hiện nay Việt Nam vẫn chưa sản xuất được tên lửa loại này dùng cho tàu chiến và tàu ngầm nhưng đã sản xuất được loại dùng chở bằng xe đặc chủng. Hiện trong kho tên lửa của Việt Nam còn có tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion P trang bị tên lửa đối hạm siêu âm Yakhont. Cùng với máy bay, tên lửa, Hải quân Việt Nam chuẩn bị thành lập hạm đội tàu ngầm. Phía Nga đồng ý bán cho Việt Nam 6 tầu ngầm Project 636 lớp Kilo. Bản hợp đồng này có trị giá 1,8 tỷ USD. Hợp đồng này đã bao gồm việc xây dựng cơ sở hạ tầng trên bờ và đào tạo thủy thủ phục vụ trên tầu ngầm. Theo kế hoạch, Nga sẽ chuyển giáo cho Việt Nam 2 chiếc đầu tiên vào cuối năm 2013. Với việc thành lập hạm đội tàu ngầm sẽ đưa Hải quân Việt Nam có thêm sức mạnh đáng kể để bảo vệ chủ quyền biển đảo. Cùng với việc trang bị những vũ khí hiện đại, Quân đội Việt Nam tăng cường hợp tác quốc phòng với các nước. (Máy bay Su-30 của Không quân Việt Nam) “Hợp tác quốc phòng Việt Nam-Australia vững mạnh và sâu sắc” - Đại sứ Australia tại Việt Nam Hugh Borrowman đã khẳng định tại cuộc họp báo giới thiệu về chương trình “Kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao giữa Australia và Việt Nam” diễn ra chiều 26/2 tại Hà Nội. Tuy có vũ khí hiện đại nhưng yếu tố con người vẫn được Quân đội Việt Nam đặt lên hàng đầu. Nói về điều này, Đại tướng Phạm Văn Trà nhấn mạnh: “Giờ là lúc phải đoàn kết, tỉnh táo, chăm lo phát triển kinh tế, lo cho dân là điều quan trọng nhất. Dân có giàu thì nước mới mạnh, bờ có mạnh thì biển mới có chỗ dựa và mới tiến xa ra biển được" |
Home » Shaddock Việt Nam »
Tên lửa Shaddock »
Trường Sa - Việt Nam
» >> Cách Việt Nam giữ Trường Sa ?
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 Response to ">> Cách Việt Nam giữ Trường Sa ?"
Đăng nhận xét