>> Bàn về sức mạnh của hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU-1 Việt Nam (P1)

S-300PMU-1 của Việt Nam có thể khiến phi đội gồm 150 máy bay của Không quân Trung Quốc phải 'rụng cánh' bên ngoài lãnh hải Việt Nam trước khi đặt chân vào lãnh thổ trên đất liền của nước ta.

>> 'Rồng lửa' giữ trời Việt Nam
>> Việt Nam có thể mua S-400 của Nga

Trong những năm gần đây, Việt Nam liên tục phải đối đầu với “người hàng xóm” xấu tính Trung Quốc và đỉnh điểm là tuyên bố “Đường lưỡi bò” của Chính phủ nước này. Thêm vào đó, máy bay tiêm kích hiện đại như Sukhoi Su-30MKK của Không quân Nhân dân Trung Hoa (PLAAF) liên tục có những động thái khiêu khích. Để đáp lại, Việt Nam tích cực mua sắm các trang thiết bị quốc phòng mới và đặc biệt là tổ hợp phòng không S-300PMU-1 do Liên bang Nga nghiên cứu và sản xuất.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
S-300PMU-1 khai hỏa tên lửa đánh chặn tầm xa 9M96E2.

S-300 là series các loại tên lửa đánh chặn và tên lửa đất đối không tầm xa và cực xa của Nga. Dự án S-300 được Tập đoàn công nghiệp quốc phòng Almaz nghiên cứu và sản xuất từ những năm 1978. Đứa con đầu tiên của hệ thống này là S-300P được sản xuất từ năm 1978. Sau đó, hệ thống S-300 được phát triển mạnh mẽ để chống máy bay và cả tên lửa hành trình cho Lực lượng phòng không Liên bang Xô Viết.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
S-300PMU-1trong trạng thái sẵn sàng khai hỏa tiêu diệt mục tiêu.

Hiện nay với những biến thể mới nhất, S-300 còn có các phiên bản đánh chặn cả tên lửa đạn đạo chiến thuật.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
So với hệ thống radar 64N6E, SPY-1 Aegis chỉ là... "đồ trẻ con".

Năm 1979, lần đầu tiên S-300 được đưa vào sử dụng trong các sư đoàn phòng không của Liên bang Xô Viết nhằm phòng thủ các vị trí xung quanh Moskva, Leningrad (nay là Sankt-Petersburg) và khu vực bán đảo Kamchatka để đề phòng trước những chiếc tiêm kích của người Mỹ. Bên cạnh đó, hệ thống S-300 đầu tiên còn phòng thủ được trước cả tên lửa hành trình Tomahawk của Hoa Kỳ. S-300 được tập đoàn Almaz thuộc chính phủ Xô Viết nghiên cứu và sản xuất ra hàng loạt các phiên bản khác nhau. Hiện nay, tập đoàn này có tên là Almaz-Antey sau thương vụ sáp nhập 2 tập đoàn quốc phòng danh giá của Liên bang Nga.

S-300 là một trong những tổ hợp đầu tiên có khả năng phát hiện và tiêu diệt được máy bay sử dụng công nghệ Stealth (tàng hình). S-300 được xem như là hệ thống phòng thủ hoàn thiện nhất, tối tân và hiện đại nhất trên thế giới. Ngoài ra, phía Hoa Kỳ còn có 1 đối thủ khác của S-300 là hệ thống MIM-104 “Patriot”. Tuy nhiên, Pariot lại không được đánh giá cao như S-300 bởi các thông số kỹ thuật và hiệu quả thua kém rất nhiều so với người đồng cấp đến từ Nga.

Theo các thông tin mới nhất thì hiện nay Hệ thống Radar tích hợp Tomb Stone có khả năng theo dõi đến 300 mục tiêu và theo dõi chặt chẽ 100 mục tiêu nguy hiểm nhất đối với nó. Hiện nay, hệ thống S-300PMU-1 mà Việt Nam đang sở hữu là loại tối tân hiện đại nhất của Nga. Theo giới chuyên môn, PMU-1 của Việt Nam chẳng khác nào anh em với phiên bản chỉ được dùng cho Lực lượng phòng không Liên bang Nga, với những tính năng đến mức mà người Trung Quốc còn phài thèm thuồng.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống dẫn đường và radar 64N6E “Big Bird” của S-300PMU-1.

Su-300PMU-1 của Việt Nam có khả năng đánh dấu và theo dõi cùng lúc đến 350 mục tiêu và theo dõi chặt chẽ sát sao đến 150 mục tiêu có khả năng tấn công nguy hiểm nhất. Như vậy thì dù một phi đội cấp độ chiến dịch của PLAAF tấn công với khoảng 150 máy bay thì tất cả sẽ đều rụng cánh bên ngoài lãnh hải của Việt Nam trước khi đặt được chân vào đến lãnh thổ nước ta. Chủ tịch của Sukhoi từng phải công nhận rằng:

“Nếu Việt Nam có đủ tiền để mua sắm những gì mà Nga ưu ái trang bị, Việt Nam sẽ trở thành một cường quốc quân sự ở biển Đông mà đến người Trung Quốc cũng sẽ phải nể sợ, bởi tinh hoa nghệ thuật chiến tranh của họ kết hợp với những vũ khí hiện đại nhất thế giới đến từ Nga”.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
64N6E "Big Bird" làm việc trên thực địa. Nó có thể tóm đến 300 mục tiêu và theo sát 100 mục tiêu cùng lúc.

Thời gian triển khai hệ thống của S-300 là 5 phút, với hệ thống Su-300PMU-1 thì thấp hơn 1 chút. Nó được tối ưu hóa để sử dụng trong Quân đội Việt Nam với những thay đổi trong hệ thống tác chiến trên biển tầm xa. Ngoài ra, các ống phóng tên lửa của S-300 có độ bền rất cao, thời gian sử dụng là 500 quả tên lửa cho một lần bảo dưỡng, gấp đôi so với Pariot.

Hiện nay, hệ thống radar quét pha bị động mới hoạt động với nguyên tắc cực kì thông minh của Ukraine là Kolchuga mà Việt Nam mới nhập khẩu, kết hợp với hệ thống radar Tomb Stone, nó sẽ bắt gọn cả máy bay tiêm kích tàng hình. Theo như nhận định của Tư lệnh Không lực Hoa Kỳ (USAF) trong một cuộc họp đã chỉ ra rằng:

“Gần đây Kolchuga nổi lên như một thế lực săn các máy bay tiêm kích tàng hình. Trong khi đó Tomb Stone lại được Almaz cho ra đời. Nếu quốc gia nào sở hữu 2 loại radar này thì đừng nói là F-35 “Lightning II” ngay đến cả F-22 “Raptor” cũng chẳng thể thoát được”

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống Tomb Stone 30N6, "mắt thần" của S-300PMU1.

Nhìn chung, Việt Nam được khá nhiều ưu ái khi mua S-300PMU1 mà có cả hệ thống Tomb Stone, trong khi các phiên bản bán cho người hàng xóm Trung Quốc thì không có.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Các loại đầu đạn mà S-300 PMU-1 có thể sử dụng.

S-300 PMU1 (tiếng Nga: C-300ПМУ-1, và được NATO định danh là SA-20 “Gargoyle”) được giới thiệu lần đầu vào năm 1992, sử dụng các tên lửa 48N6, đây là loại tên lửa lớn hơn cả loại tên lửa sử dụng trong phiên bản đầu tiên S-300P và phiên bản S-300V (SA-12). S-300PMU-1 đóng vai trò là chốt chặn trên biển trước các mối đe dọa đến từ ngoài khơi.

Ngoài ra, nó được nâng cấp khá nhiều từ tốc độ triển khai hệ thống, tốc độ tên lửa, tầm hoạt động, hệ thống dẫn đường mới nhất TVM và một điểm mới nhất và cũng là điểm cộng sáng giá cho nó là Khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo cấp chiến thuật và cấp chiến dịch (ABM).

Nhìn chung, với những khả năng mới hiện đại như vậy thì khó có một kẻ đich nào tấn công được phạm vi nó bảo vệ, bởi nó có thể theo sát bất kỳ mối đe dọa nào trên không. Trọng lượng đầu đạn là 143kg, sử dụng nhiên liệu rắn, do đó, rất dễ dàng trong công tác bảo trì hệ thống và cả tên lửa.

Sau đó, vào năm 1999, một phiên bản nâng cấp khác của S-300PMU-1 lại được cho ra mắt và có thể sử dụng được nhiều loại tên lửa trong cùng một ống phóng. Đây là một trong những nâng cấp khá hay từ Almaz vì trên thực tế nếu có thể sử dụng được nhiều đầu đạn cùng một ống phóng thì sẽ phát huy tác dụng tốt hơn trong tính cơ động và thời gian tác chiến.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Đầu đạn chuẩn 48N6E2 của S-300PMU-1.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa 9M96E1 và 9M96E2 mới của S-300PMU-1.

Loại ống phóng này sử dụng được tất cả là 5 loại đầu đạn mới và đủ kích cỡ: 5V55R, 48N6E (loại đầu đạn chuẩn), 48N6E2 và 2 loại mới được bổ sung là 9M96E1, 9M96E2 sử dụng trong các nhiệm vụ tác chiến chống tên lửa đạn đạo cỡ lớn.

Tuy nhiên, trong cả 4 ống phóng thì luôn được nạp sẵn 2 loại chính là 48N6E và 48N6E2, ngoài ra còn có thêm một xe hậu cần di chuyển theo và một xe chở đầu đạn khác đi theo để có thể thay đôi tên lửa liên tục và nhanh chóng. Phạm vi tác chiến của 9M96E1 là từ 1 đến 40km và loại thứ 2 9M96E2 thuộc loại tầm xa lên đến 120km.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
So sánh phạm vi tấn công của các loại tên lửa mà S-300PMU-1 sử dụng.

S-300PMU-1 sử dụng hệ thống chỉ huy và điều khiển 83M6E, tuy nhiên hệ thống này tương thích ngược với 2 hệ thống khác là Baikal-1E và Senezh-M1E CSS cũ. Đây là một điểm mới, vì hầu hết các phiên bản mới thường không hỗ trợ để tương thích ngược với các phiên bản cũ tuy nhiên nó lại giải quyết được triệt để điểm này ...


(Tổng hợp)

0 Response to ">> Bàn về sức mạnh của hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU-1 Việt Nam (P1)"

Đăng nhận xét

Friends list