>> So găng Không quân Việt Nam và Không quân Trung Quốc trên Trường Sa

Sự căng thẳng trên biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc đã kéo dài hằng chục năm nay. Trong trường hợp xảy ra tình huống xung đột trên quần đảo Trường Sa, không quân cả hai phía sẽ đóng một vai trò hết sức quan trọng. Thử tìm hiểu xem bên nào sẽ chiếm ưu thế trong cuộc đọ sức này.

>> Biển Đông – 'Tử địa' của các cường quốc hải quân


Gần đây phía Trung Quốc liên tục có những hành động ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế. Trong trường hợp xảy ra tình huống xung đột trên quần đảo Trường Sa, không quân cả hai phía sẽ đóng một vai trò hết sức quan trọng. Việc chi viện, chế áp mạnh mẽ và tức thời của lực lượng không quân có thể đảo ngược cục diện chiến sự.

Nhận thức được điều này, cả hai nước Việt Nam và Trung Quốc đều ra sức tăng cường lực lượng Không quân Hải quân. Tuy nhiên, quan điểm và tư duy về chiến thuật của mỗi nước là khác nhau.

Việt Nam thua về số lượng nhưng ưu thế hơn về tác chiến biển

Cùng chủng loại, giống nhau cơ bản về tính năng nhưng Su-27/30 của Việt Nam chỉ tập trung sức mạnh vào một số nhiệm vụ chứ không đa dạng như nguyên bản.

Theo các đánh giá các chuyên gia quốc tế, trong biên chế Không quân Việt Nam có khoảng 12 chiếc Su-27SK và 4 chiếc Su-27UBK, Trung Quốc có khoảng 78 chiếc Su-27SK nhập khẩu trực tiếp từ Nga và không có chiếc Su-27UBK nào.

Đối với biến thể Su-30, Trung Quốc có trong biên chế khoảng 76 chiếc Su-30MKK, một biến thể Su-30MK phát triển riêng, ngoài ra, không quân hải quân nước này còn sở hữu 24 chiếc Su-30MK2.

Tính đến năm 2012, Không quân Việt Nam sẽ có khoảng 32 chiếc Su-30MK2, biến thể được thiết kế cho nhiệm vụ đánh biển. Xét ở tiêu chí số lượng, Không quân Trung Quốc đang có sự áp đảo, tuy nhiên, ông Andrei Chang nhận định lợi thế không hoàn toàn thuộc về Trung Quốc.
Các hợp đồng mua sắm tiêm kích dòng Su-27/30 giữa Trung Quốc và Việt Nam với Nga có khá nhiều điểm khác nhau, đầu tiên là phương thức thanh toán, sau đó là một số khác biệt trong thiết kế.

Trong khi Trung Quốc gần như phải thanh toán 100% cho các hợp đồng mua máy bay bằng USD, các hợp đồng với Việt Nam lại hoàn toàn ngược lại. Theo đó, hợp đồng mua 4 chiếc Su-30MK2 đầu tiên của Việt Nam trị giá 110 triệu USD, trong đó 70% giá trị hợp đồng được thanh toán bằng hình thức trao đổi hàng hóa, Việt Nam chỉ phải trả 30% giá trị bằng ngoại tệ.

Tuy nhiên, đó chưa phải là điều quan trọng nhất, 4 chiếc Su-30MK2V được chuyển giao cho phía Việt Nam là một biến thể tương tự Su-30MKK của Trung Quốc nhưng các máy bay này lại được thiết kế cho nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, phần mềm tấn công của 4 máy bay này không được cài đặt mang tên lửa chống hạm.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Không quân Việt Nam tuần tra Trường Sa


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Không quân Trung Quốc

Có thể thấy, Việt Nam đã hy sinh khả năng đa nhiệm của Su-27SK mà chỉ tập trung vào nhiệm vụ không đối không nhằm tạo nên lợi thế trước lực lượng không quân hùng hậu của đối phương.

Do chỉ tập trung vào nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, hoặc không đối hải chứ không hoàn toàn đa dạng như nguyên bản, các máy bay Su-27, Su-30MK2 của Việt Nam sẽ có nhiều lợi thế hơn.

Ngoài ra, trong biên chế Không quân Việt Nam có hai chiếc Su-27PU được nhận trực tiếp từ Không quân Nga (bồi thường cho 2 chiếc Su-27SK bị rơi trên đường vận chuyển đến Việt Nam). Hai chiếc này chắc chắn có nhiều khác biệt so với các biến thể xuất khẩu.
Đến năm 2008, Việt Nam tiếp tục đặt hàng thêm 6 chiếc Su-30MK2V vào năm 2008, năm 2009 tiếp tục đặt hàng thêm 8 chiếc và đợt đặt hàng lớn nhất gần đây là 12 vào năm 2010. Tất cả các hợp đồng nói trên dự kiến chuyển giao đầy đủ cho Việt Nam trong năm 2012.

Các máy bay Su-30MK2 của Việt Nam và Trung Quốc đều có khả năng mang tên lửa chống tàu Kh-31A, tên lửa hành trình không đối đất Kh-29TE tầm bắn 30km. Về vũ khí không đối không, cả hai bên đều được trang bị tên lửa không đối không tầm ngắn R-73, tên lửa không đối không tầm trung R-27. Trong khi Trung Quốc phải nhập khẩu tên lửa R-27T/R từ Ukraine thì Việt Nam lại được nhập khẩu các tên lửa này trực tiếp từ Nga. Loại tên lửa không đối không tầm trung hiện đại R-77 không được Nga bán cho cả hai bên.
Như vậy ta có thể tạm kết luận, lợi thế về số lượng đang nằm trong tay Trung Quốc nhưng lợi thế về sự đa dạng trong lựa chọn vũ khí hiện đại lại thuộc về Việt Nam.

Chỉ tập trung sức mạnh vào nhiệm vụ không đối không hoặc không đối hải có vẻ lỗi thời với xu hướng đa nhiệm của thế giới nhưng xét trên đường lối quân sự và những đối thủ tiềm tàng của Việt Nam thì đây là một lối đi hết sức đúng đắn, cho phép một số lượng máy bay khiêm tốn có thể bẽ gãy các đợt tấn công bằng đường không hay đường biển của đối phương.

Lợi thế về địa lý thuộc về Việt Nam

Toàn bộ 29 đảo, bãi mà Việt Nam kiểm soát hiện nay tại Trường Sa, cách đất liền từ 400 - 600 km. Tại khu vực này, Việt Nam có các căn cứ không quân tại vịnh Cam Ranh (Nha Trang), Đà Lạt (Lâm Đồng) và ở Thành phố Hồ Chí Minh, đa số không phận tại khu vực tranh chấp này đều nằm trong tầm tác chiến của máy bay tấn công Su- 22 của không quân Việt Nam, chưa kể đến máy bay chiến đấu Su- 30MK2V và Su- 27SK với bán kính tác chiến lên đến 1.500 km. Máy bay Su-30MK2 của Việt Nam có thể mang đầy đủ vũ khí và tác chiến liên tục ở Trường Sa 45 phút.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Với bờ biển dài và khoảng cách tới Trường Sa chỉ 400-600 km là lợi thế rất lớn cho không quân Việt Nam

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Sân bay trên đảo Trường Sa (Việt Nam)

Việt Nam đã xây dựng sân bay tại đảo Trường Sa tuy nhiên hiện nay các loại máy bay tiêm kích Su-27SK, SU-30MK2, SU-30MK2V có thể cất hạ cánh được tại đường băng này. Mà điều này cũng không cần thiết bởi nếu để máy bay trên Trường Sa sẽ dễ bị phía Trung Quốc tìm cách vô hiệu hóa sân bay này.

Nếu so sánh, không quân Trung Quốc kể cả cất cánh từ sân bay tại đảo Hải Nam, khoảng cách đường thẳng đối với 29 đảo bãi Việt Nam đang kiểm soát đã lên đến từ 1.200 – 1.300 km, còn cất cánh từ khu vực quần đảo Hoàng Sa, khoảng cách đến Trường Sa cũng lên đến từ 900 – 1.000 km… Điều này buộc máy bay chiến đấu J- 10 và J- 8D và cả Su- 30MKK và Su- 27SK của Không quân Trung Quốc đều cần được tiếp dầu trên không mới có thể tham chiến. Tuy vậy, thời gian tác chiến trên vùng trời biển Đông so với máy bay chiến đấu cùng loại của không quân Việt Nam cũng ngắn hơn khoảng 50%.

Theo tạp chí “Sức mạnh không gian Trung quốc”, tính về tổng số, PLA (Quân đội Trung Quốc) chỉ vận hành 14 máy bay tiếp dầu H-6U, mỗi chiếc chỉ mang được khoảng 17.000 kg nhiên liệu nạp (trong khi đó, chỉ riêng lực lượng Không quân Mỹ đã sở hữu hơn 500 máy bay tiếp dầu, mỗi chiếc mang được khoảng 100.000 kg nhiên liệu).

Vì thế, trong khi về lý thuyết, PLA có thể tự hào với hơn 1.500 máy bay chiến đấu, nhưng trên thực tế, chỉ có thể tiếp nhiên liệu cho 50-60 chiếc ở cùng thời điểm, giả định toàn bộ máy bay tiếp dầu H-6 hoạt động hoàn hảo.

Tạp chí đặt giả thiết trong trường hợp xảy ra cuộc chiến trên không về Đài Loan, cách xa phần lớn những căn cứ của Trung Quốc hàng trăm km, chỉ có 50 máy bay chiến đấu có thể dành thời gian chiến đấu hơn vài phút trên chiến trường. Chưa kể tác chiến ở Trường Sa còn phức tạp và khó khăn hơn nhiều ở Đài Loan.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Sân bay Trung Quốc xây dựng trái phép tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa (Việt Nam)

Khi chiến tranh bùng nổ, sân bay trên đảo Phú Lâm (Hoàng Sa) và thậm chí cả sân bay trên đảo Hải Nam của không quân Trung Quốc nhiều khả năng sẽ bị phía Việt Nam chế áp. Ngoài ra, còn một yếu tố cần lưu ý, toàn bộ các mục tiêu chiến lược tại đảo Hải Nam và các căn cứ xuất kích của Không quân Trung Quốc ra Trường Sa đều nằm trong phạm vi bán kính tác chiến của máy bay chiến đấu Su- 30MK2V của Không quân Việt Nam.

Địa hình lãnh thổ của Việt Nam dài hẹp, máy bay Su- 27SK và J- 10A của Trung Quốc, trước và sau khi tham chiến, trên đường bay đều nằm trong tầm tác chiến của máy bay chiến đấu MiG- 21 của Không quân Việt Nam cất cánh từ các căn cứ không quân miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Do vậy, MiG- 21 của Việt Nam có thể cất cánh đánh chặn máy bay chiến đấu của Trung Quốc nhất là khi những máy bay này trờ về đã hết vũ khí và thiếu nhiên liệu.

Yếu tố chính nghĩa và con người thuộc về Việt Nam

Nổ ra chiến sự ở Trường Sa nói chung và biển Đông nới riêng là điều không ai muốn. Về phía Việt Nam chúng ta đã có đủ chứng cứ lịch sử và pháp lý về chủ quyền đối với Haong Sa, Trường Sa đã được công bố.

Về phía quốc tế, chắc chắn không để Trung Quốc muốn làm gì thì làm ở biển Đông, bởi đây là con đường huyết mạch của thế giới. Việc đảm bảo an ninh hàng hải là lợi ích của nhiều quốc gia trong đó có Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ…

Hình ảnh Trung Quốc vốn đã gây ra nhiều sự e ngại cho thế giới về “hình ảnh một đất nước hòa bình” như tuyên bố của Trung Quốc. Trong lịch sử, Trung Quốc xung đột vũ trang với Nga, Ấn Độ, Việt Nam, gần đây là tranh chấp với Nhật Bản và một loạt các nước ASEAN về vấn đề biển đảo. Do đó, dư luận thế giới sẽ lên án Trung Quốc ủng hộ Việt Nam.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Không quân Việt Nam huấn luyện bay đêm trên biển

Tuy nhiên, lịch sử quân sự Việt Nam đã cho thấy yếu tố con người là quyết định. Ngoài việc huấn luyện về nhận thức chính trị cho nhiệm vụ của lực lượng Không quân còn cần thiết nâng cao trình độ tác chiến trên biển của Không quân Việt Nam.

Chúng ta đã có kinh nghiệm khi đối đầu với không quân Mỹ, có lực lượng đông và hiện đại hơn ta nhiều lần. Những năm vừa qua, Không quân Việt Nam liên tục huấn luyện tác chiến cả ngày và đêm trên biển. Thời gian không chờ đợi Không quân Việt Nam. Một khi có sự hiện diện tàu sân bay của đối phương trên biển Đông thì lợi thế về địa lý của ta không còn nhiều. Nhưng bù lại chúng ta đã và phải có một lực lượng Không quân thiện chiến trên biển sẵn sàng bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biển đảo đất nước.


0 Response to ">> So găng Không quân Việt Nam và Không quân Trung Quốc trên Trường Sa"

Đăng nhận xét

Friends list